II.1. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang hơn
II.2. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn
II.3. Sự phản xạ toàn phần
II.4. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
II.5. Một số hiện tượng bắt gặp liên quan
NỘI DUNG
II.1. Sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang hơnKhi n1 < n2 thì i > r: tia khúc xạ lại gần pháp tuyến và môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
Khi góc tới i tăng dần thì góc khúc xạ r cũng tăng dần
nhưng luôn luôn nhỏ hơn i. Góc i có thể lấy các giá trị từ 00 tới 900.
Đối với tia S1I vuông góc với mặt phân cách:
một phần của tia sáng bị phản xạ trở lại, phần còn lại đi qua mặt phân cách
không đổi phương.
Đối với tia S2I:
một phần của tia sáng phản xạ trở lại theo đường IS2’, phần còn lại
khúc xạ theo đường IR2.
Đối với tia S3I có góc tới đạt giá trị lớn
nhất bằng 900: không còn có tia phản xạ, chỉ còn tia khúc xạ có góc
khúc đạt một giá trị giá trị lớn nhất là rgh gọi là góc khúc xạ giới
hạn được tính như sau:
Áp
dụng định luật khúc xạ ánh sáng: n1sin900 = n2sinrgh
Suy ra: sinrgh = n1/n2
Như
vậy, trong trường hợp ánh sáng đi từ môi
trường có chiết suất nhỏ hơn sang môi trường có chiết suất lớn hơn thì luôn
luôn có tia khúc xạ trong môi trường thứ hai.
Ta có thể quan sát qua thí nghiệm sau khi chiếu tia sáng từ không khí sang khối bán trụ:
II.2 Sự truyền ánh sáng vào môi
chiết quang kém hơn (n1 > n2)
Khi ánh
sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn
sang môi trường có chiết suất nhỏ
hơn n1 > n2 thì i < r ( tia khúc xạ đi lệch xa pháp
tuyến hơn). Ví dụ: ánh sáng truyền từ thủy tinh ra không khí, nước sang không
khí, từ thuỷ tinh sang không khí, từ thuỷ tinh sáng nước, ….Khi góc tới tăng
thì góc khúc xạ tăng. Theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng của tia
tới được phân bố cho tia phản xạ và tia khúc xạ. Nên khi góc tới càng tăng thì
cường độ của tia phản xạ càng tăng và cường độ của tia sáng khúc xạ càng giảm. Khi
góc khúc xạ đạt đến giá trị cực đại 900, tức là cường độ của tia
sáng khúc xạ giảm đến không thì góc tới đạt giá trị igh gọi là góc
tới giới hạn thỏa mãn định luật khúc xạ .
Khi
góc tới lớn hơn góc tới giới hạn igh, ánh sáng không đi vào môi
trường thứ hai, toàn bộ ánh sáng sẽ bị phản xạ và cường độ của tia phản xạ bằng
cường độ của tia tới. Lúc đó ta có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra
tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Góc igh được gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Ta có thể quan sát qua video sau khi chiếu tia sáng đi từ khối bán trụ ra không khí:
II.3 Hiện tượng phản xạ toàn phần (total reflection)
Phản xạ toàn phần là hiện tượng trong đó
toàn bộ tia sáng tới mặt phân cách hai môi trường trong suốt chỉ cho tia phản
xạ, không cho tia khúc xạ.
Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
- Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết
suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn n1 > n2.
- Góc tới phải lớn hơn hoặc bằng góc giới
hạn i ≥ igh
Dấu “=” ở
đây chỉ trường hợp giới hạn, hiện tượng phản xạ toàn phần bắt đầu xảy ra.
II.4 Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
1. Cáp quang
a) Cấu tạo -Phần lõi bằng thủy tinh siêu sạch có chiết xuất n1
-Phần vỏ bọc cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn n1
-Ngoài cùng có thêm lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp quang độ bền và độ dai cơ học.
Cáp quang gồm 1 bó sợi quang |
b) Đường đi của tia sáng trong sợi quang
- Chùm tia sáng khi đi vào sợi quang bị khúc xạ. Tia khúc xạ tới mặt tiếp xúc giữa lõi và vỏ dưới góc tới lớn hơn góc tới giới hạn và bị phản xạ toàn phần.
- Sau một loạt phản xạ liên tiếp như trên, tia sáng được dẫn qua sợi quang và ra ngoài mà cường độ ánh sáng bị giảm không đáng kể.
c) Công dụng
-Trong công nghệ thông tin: cáp quang
dùng để truyền thông tin, truyền dữ liệu. Một hệ truyền thông tin dùng cáp
quang gồm ba bộ phận chính: Một máy phát biến đổi các tín hiệu điện thành tín
hiệu quang, một cáp quang có nhiệm vụ truyền tín hiệu này đi và một máy thu
nhận các tín hiệu ra ở đầu thứ hai của cáp quang và biến chúng trở lại các tín
hiệu điện. Ưu điểm: dung lượng tín hiệu truyền đi lớn gấp hàng nghìn lần so với
cáp kim loại cùng đường kính; nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn nắn; ít bị
nhiễu bởi trường điện từ bên ngoài, bảo mật tốt; không có rủi ro cháy.
-Trong y học: cáp
quang dùng để nội soi (endoscopy). Loại cáp này gồm các sợi quang rất nhỏ, mỗi
sợi thu ảnh của một phần bộ phận và
các sợi này phải có vị trí nhất định trong bó sợi để tạo ảnh trung thực của bộ
phận cần quan sát. Hiện nay, người ta có thể chế tạo 5.104 sợi cho 3mm đường
kính cáp. Bác sĩ có thể quan sát một vết
loét dạ dày của bệnh nhân khi đưa hai bó cáp quang vào trong họng bệnh nhân.
Ánh sáng đưa vào đầu ngoài của một bó, phản xạ toàn phần nhiều lần ở trong bó sợi
quang thứ nhất. Một phần ánh sáng phản xạ từ thành trong của dạ dày đi ngược
lại bó thứ hai theo kiểu bó thứ nhất và được thu nhận để chuyển thành hình ảnh
trên màn vô tuyến.
d) Ưu điểm:
-Dung lượng tín hiệu lớn
-Nhỏ nẹ, dễ vận chuyển
-Dung lượng tín hiệu lớn
-Nhỏ nẹ, dễ vận chuyển
2. Lăng kính phản xạ toàn phần
Lăng kính
phản xạ toàn phần là khối thủy tinh hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là
một tam giác vuông cân.
Có 2 cách sử dụng lăng kính phản xạ toàn
phần:
- Chiếu tia tới vuông góc với mặt bên,
tia sáng đi trong lăng kính sẽ phản xạ toàn phần trên mặt huyền của lăng kính.
- Chiếu tia tới vuông góc với mặt huyền
của lăng kính, tia sáng sẽ bị phản xạ toàn phần
lần liên tiếp trên hai mặt bên.
Lăng kính
phản xạ toàn phần được dùng thay cho gương phẳng trong một số dụng cụ quang học
như ống nhòm, kính tiềm vọng vì nó có ưu điểm là không cần lớp mạ và tỉ lệ phần
trăm ánh sáng phản xạ rất lớn. -Người ta dùng lăng kính phản xạ toàn phần trong các kính tiềm vọng ở
các tàu ngầm để làm đổi phường truyền của tia sáng. Nhờ kính tiềm vọng, thủy thủ
ở dưới tàu ngầm có thể quan sát được các hoạt động diễn ra trên mặt biển.
- Tương tự với máy ảnh, ống nhòm: lăng kính phản xạ toàn phần để tạo ảnh
thuận chiều.
II.5. Một số hiện tượng bắt gặp liên quan
1. Hiện tượng ảo ảnh quang học
thường xảy ra ở hai trường hợp sau
- Trường hợp chiết suất không khí càng lên cao càng tăng (ảo tượng xứ nóng)
Ví dụ : Khi người đi trên sa mạc
nóng bỏng, họ thấy từ xa một vũng nước có in hình bóng cây. Nhưng khi đi lại
gần, họ chỉ thấy cây mọc trên cát khô. Ta có thể giải thích như sau: Lớp không
khí gần mặt cát trên sa mạc nhận nhiệt tỏa ra từ mặt cát nóng nên gồm nhiều lớp
không khí nóng có chiết suất tăng dần theo độ cao, càng lên cao chiết suất càng
tăng. Với tia sáng từ đỉnh A của cây truyền qua lớp không khí trên cao có chiết
suất n1 xuống lớp không khí phía dưới có chiết suất n2,
sẽ bị gãy khúc với góc khúc xạ lớn hơn góc tới (n1 > n2).
Tia sáng này bị gãy khúc liên tiếp đến khi gặp lớp khí mà tại đó góc tới lớn
hơn góc giới hạn, thì tia sáng sẽ bị phản xạ toàn phần và và hắt lên. Do bề dày
lớp không khí mỏng nên đường gãy khúc trở thành đường cong đi xuống và rồi đi
lên đến mắt người quan sát B. Như vậy, người quan sát đồng thời sẽ thấy đỉnh
của cây do các tia sáng trực tiếp từ đỉnh của cây truyền tới mắt và nhìn thấy
ảnh đối xứng với đỉnh của cây qua mặt đất do các tia sáng phản xạ toàn phần.
Nên người quan sát nhìn thấy một vũng nước có in hình bóng cây. Tùy theo
gradien của nhiệt độ theo chiều từ dưới lên trên là lớn hay nhỏ mà khoảng cách
AB (từ cây đến người quan sát) có thể từ
vài chục mét đến vài trăm kilômét.
Ảo ảnh trên sa mạc |
Một hiện tượng thường thấy: vào
những ngày nóng nực mùa hè, người đi đường thường nhìn thấy vũng nước trên mặt
đường nhựa ở xa phía trước, nhưng khi lại gần thì thấy mặt đường vẫn khô ráo. Vũng
nước mà người đi đường nhìn thấy chỉ là ảnh phản chiếu của bầu trời trên con
đường nhựa quá nóng. Hiện tượng đó cũng được giải thích tương tự như hiện tượng
trên.
Ảo ảnh trên đường nhựa |
- Trường hợp chiết suất không khí càng lên cao càng giảm (ảo tượng xứ lạnh)
Ví
dụ: Ở xứ lạnh, về mùa đông, ban ngày, các lớp không khí ở tiếp giáp mặt
biển, hay tuyết trên mặt đất có nhiết độ thấp do đó có mật độ thấp và chiết
suất lớn. Những lớp không khí ở trên cao được sưởi ấm bởi mặt trời do đó có mật
độ nhỏ, chiết suất nhỏ. Nếu có một tia sáng xuất phát ra từ một điểm A trên mặt
đất đi lên dưới góc tới đủ lớn thì lên đến một lớp không khí trên cao nó xẽ bị
phản xạ toàn phần và bẻ cong đi xuống vào mắt người quan sát B (ngược lại với
trường hợp trên). Vì vậy có thể nhìn thấy một số vật nằm ở khuất dưới đường
chân trời lại được nhìn thấy trên bầu trời (như con tàu hoặc hòn đảo hiện trên
bầu trời). Do độ cong của các tia qua các lớp không khí có chiết suất thay đổi
rất yếu nên hiện tượng ảo ảnh này thường xảy ra ở vùng nước rộng. Khoảng cách AB có thể lên đến vài trăm kilômét.
Ảo ảnh con tàu trên bầu trời |
2. Vẻ đẹp rực rỡ của kim cương
Kim cương là một tinh thể đối xứng có cấu
trúc lập phương và chứa những nguyên tử cacbon bậc 4. Khối lượng riêng của kim
cương là 3,52 g/cm³.
Chiết suất của kim cương rất lớn n =2,42. Khi kim cương ở trong không khí, góc giới hạn của tia
sáng tới bề mặt của viên kim cương thường có giá trị khá nhỏ ( ighcỡ 240). Nên khi tia sáng rọi tới một mặt, nó sẽ bị
khúc xạ, đi vào trong viên kim cương và bị phản xạ toàn phần nhiều lần giữa các
mặt của viên kim cương trước khi ló ra ngoài, nên ta thấy ánh sáng từ viên kim
cương lóe ra rất sáng.
Kim
cương có khả năng tán sắc tốt, do có chiết suất biến đổi nhanh với bước sóng
ánh sáng. Điều này giúp kim cương biến những tia sáng trắng thành những màu sắc
lấp lánh nhiều màu, tạo nên sức hấp dẫn riêng của kim cương khi là một món
trang sức.
Cảm ơn các bạn, tự nhiên không nhớ ra cái góc khúc xạ giới hạn
Trả lờiXóa"Cảm ơn bài viết hay
Trả lờiXóa-----------------
Dịch vụ âm thanh ánh sáng Đà Nẵng,chuyên cung cấp cho thuê âm thanh tại Đà Nẵng,cho thuê màn hình Led,cho thuê loa di động, loa kéo tại đà nẵng"
hay lắm ạ
Trả lờiXóa